Mặc dù chứng đau đầu rất phổ biến thế nhưng đau đầu khi mang thai tuyệt đối không thể xem thường được. Khi mang thai, các mẹ bà bầu thường dễ mắc các chứng bệnh khác nhau tùy theo thể trạng, dưỡng chất tiếp nhận và môi trường sống tác động mang đến. Một trong số đó, phổ biến nhất ở các bà bầu là chứng bệnh đau đầu.
Mặc dù chứng đau đầu rất phổ biến thế nhưng đau đầu khi mang thai tuyệt đối không thể xem thường được. Các mẹ bầu không thể lường hết được các biến chứng nguy hiểm mà cơn đau đầu mang lại. Nếu chủ quan không thận trọng, việc điều trị sẽ khó dứt, gây mệt mỏi kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai. Thường chứng bệnh đau đầu xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.
Vậy đau đầu khi mang thai là do đâu?
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ phụ nữ thường mắc chứng đau đầu chiếm nhiều hơn so với các đối tượng khác. Vì vậy không chỉ có mỗi mẹ bầu mới hay bị đau đầu mà phụ nữ thường cũng hay mắc phải. Nguyên nhân dễ thấy nhất gây nên chứng đau đầu ở phụ nữ phải kể đến việc thiếu ngủ, luôn căng thẳng do bận rộn nhiều việc, bị thiếu máu hay sử dụng các chất kích thích như cà phê; bia; rượu,… và còn nhiều yếu tố khác nữa.
Đối với phụ nữ mang thai, chứng đau đầu thường do các nguyên nhân đặc trưng riêng. Vào 3 tháng đầu (Quý I) của thai kỳ, do sự thay đổi hormone; căng cơ; thay đổi vóc dáng; xáo trộn tuần hoàn máu ở cơ thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy đầu bị đau. Bên cạnh đó, nhiều bà mẹ xuất hiện chứng đau nửa đầu trong quý I của thai kỳ. Đau nửa đầu có biểu hiện đau nhói một bên đầu, kèm theo khó chịu khác như nôn hoặc buồn nôn.
Những cơn đau đầu lặp lại vào 3 tháng cuối (Quý III) là do trọng lượng của thai nhi tăng lên, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà mẹ là: stress, mệt mỏi, chế độ ăn uống quá nhiều caffein, thiếu ngủ, uống ít nước, đói, hạ đường huyết…
Mang thai bị đau nửa đầu có nguy hiểm không?
Khi bị đau đầu, chúng ta hay chủ quan vì nghĩ chỉ là triệu chứng đau thường gặp không đáng lo ngại vì một lát sẽ ổn ngay. Thế nhưng, đối với các mẹ bầu thì việc đau nửa đầu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại vô cùng mà nghiêm trọng nhất là tiền sản giật ảnh hưởng đến sự an toàn của cả mẹ và bé.
Các chuyên gia cho biết, thời điểm thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là giai đoạn mẹ bầu dễ mắc các chứng đau đầu thường gặp. Mẹ bầu cần để ý vì đau đầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối khiến nguy cơ tiền sản giật tăng lên rất nhiều, đặc biệt là phụ nữ sinh có thai từ 40 tuổi trở lên. Các mẹ sẽ cảm thấycơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, xuất hiện triệu chứng của việc cao huyết áp, phù nề,… và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi.
Một số biện pháp điều trị chứng đau đầu của bà bầu
Các bà bầu nên tham khảo và vận dụng một số các biện pháp dưới đây để giảm chứng đau đầu trong quá trình mang thai:
– Nghỉ ngơi và thư giãn: Thay vì bạn loanh quanh một chỗ hãy sắp xếp thời gian để có thể nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập, hít thở không khí trong. Đi ngủ sớm mỗi tối và giảm bớt gánh nặng công việc hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác để bạn có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi.
– Tránh tiếp xúc những nơi ồn ào, náo nhiệt: Các âm thanh quá cỡ, ồn ào là một trong những nguyên nhân dễ gây ra chứng căn thẳng đau đầu.
– Chế độ ăn uống cân bằng: Chú ý chế độ ăn cân bằng cho dù tình trạng hành ngén có thể gây khó khăn cho bạn. Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa trong ngày thay vì ăn thật nhiều cùng một lúc. Chuẩn bị các loại thực phẩm, thức ăn để ăn nhẹ khi cần thiết là rất tốt đặc biệt là hoa quả các loại bánh không chứa tinh bột chất béo, nên lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm và nhiều màu sắc. Đây được xem là phương pháp giảm cơn đau đầu đơn giản nhưng đảm bảo sự cân bằng dưỡng chất cho bà mẹ.
– Tập thể dục: Có thể bạn nghĩ rằng khi mang bầu nên giản thiểu đi lại và vận động, trên thực tế thì để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bào thai, khi bạn mắc chứng đau đầu, tập thể dục thường xuyên (đặc biệt là đi bộ, tập yoga) là một phương pháp có thể hạn chế được chứng đau đầu khi bầu bí cho bạn rất tốt.
– Chú ý đến tư thế ngồi, nằm: Để ý tới tư thế đứng, ngồi của bạn, rất có thể đó là nguyên nhân gây ra chứng đau đầu. Ví dụ vị trí, ghế xem tivi, sử dụng vi tính, ngôi ăn; nệm lót năm và kích thước gối kê đầu… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của bạn.
– Massage: Nếu tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, bạn hãy thử dùng phương pháp massage hoặc đến các trung tâm spa chăm sóc bà mẹ mang thai với một nhân viên chuyên môn. Tình trạng đau đầu có thể sẽ thuyên giảm một cách tích cực.
Có thể dùng một liều thuốc giảm đau nhẹ, có hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa: Mẹ bầu nên tránh sử dụng Aspirin và Ibuprofen, an toàn nhất bạn nên sử dụng Acetaminophen liều nhẹ. Nhưng dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Cách phòng tránh đau đầu khi mang thai
Từ những biện pháp ở trên chúng ta có những cách phòng tránh các cơn đau đầu như:
– Tập luyện thể dục hàng ngày: Đi bộ, tập yoga hoặc luyện tập các bài aerobic phù hợp với thể trạng của bạn.
– Kiểm soát, tiết chế các cơn căng thẳng: Tìm đến các phương pháp giảm mệt mỏi, thư giản có tính chất lành mạnh để kiểm soát áp lực trong cuộc sống cũng như phân bổ công việc hợp lý và giành nhiều thời gian bên cạnh người thân.
– Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, các bữa ăn nhỏ và đều đặn giúp bạn duy trì lượng đường huyết ổn định và ngăn ngừa cơn đau đầu.
– Uống nhiều nước giúp cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể sẽ mang lại cho bạn cảm giác sảng khoái.
– Đi ngủ đúng giờ: Hạn chế sử dụng các sản phẩm điện từ, sóng, âm thanh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Và rất cần thiết là xem xét liệu pháp phản hồi sinh học. Với kỹ thuật tâm-thể, bạn có thể học cách kiểm soát các chức năng cơ thể – như căng cơ, nhịp tim và huyết áp- để phòng ngừa đau đầu và giảm đau. Nếu bạn muốn thử liệu pháp phản hồi sinh học để chữa trị cơn đau đầu trong thời kỳ mang thai, hãy xin tư vấn của bác sĩ trị liệu.
Một số lưu ý cho các bà mẹ:
Trong quá trình điều trị chứng đau đầu khi mang thai, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, tất cả phải có sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, những cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng như cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt…, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị chứng đau đầu trong thời kỳ mang thai.
Ngoài ra, bạn nên có một quyển sổ nhật ký mang thai nhỏ ghi lại tất cả những thức ăn, đồ uống bạn sử dụng hàng ngày và ghi lại thời gian trong ngày bạn hay bị đau đầu. Việc này rất cần thiết để bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.