MENU

Gò khi mang thai, lúc nào mới gọi bác sĩ????

Gò tử cung có thể là một dấu hiệu chuyển dạ cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho sự chào đời của bé cưng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đây cũng có thể là một cơn gò sinh lý Braxton hicks.

Gò tử cung là gì, cơn gò cứng bụng khi mang thai xảy ra như thế nào là bình thường, thế nào là bất thường, có nguy hiểm cho thai nhi hay không, cùng tham khảo bài viết này các bạn nhé.

Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ có phải trải qua những thay đổi kể cả tâm lý, sinh lý. Đặc biệt là tháng cuối thai kỳ, chúng ta thường xuyên thấy bé máy đạp nhưng lại kết hợp với hiện tượng bụng tự nhiên gò lên 1 cục cứng ngắc lồi bên này, lỏm bên kia, thậm chí đôi khi làm méo cả bụng luôn. Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.

mang thai bị gò cứng bụng

Gò cứng bụng thường xảy ra lúc nào?

Những cơn gò cứng bụng thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.

Từ tuần thai 22 trở lên sẽ hay gặp các cơn gò Braxston Hicks (gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây) là các cơn gò dạng tập tành cho việc sinh nở sau này. Nên uống nhiều nước để bé có ngôi nhà thoáng rộng cho sự phát triển.

Còn cơn gò nguy hiểm là bụng bị gò cứng hoặc lệch hẳn sang 1 bên, có khi mất cả phút. Sau đó mẹ có cảm giác bé lại tiếp tục chồi lên, trượt xuống hoặc xoay vòng trong bụng mẹ. Bụng mẹ sẽ có cảm giác bị nhồi lên, nhồi xuống nhiều lần trong ngày và cứng đau. Dấu hiệu này cực kì nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn thai nhi.

Do đâu mang thai bị gò cứng bụng?

Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản cho hay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong đó cảm xúc của mẹ bầu là nguyên nhân chính. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột cũng khiến thai nhi gò cứng bụng. Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút… thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến bụng bầu co cứng trong thai kỳ:

– Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

– Xương thai nhi phát triển: Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

– Hiện tượng táo bón: Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.

– Cảm xúc của mẹ: Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.

*** Lưu ý

Cơn gò tử cung có thể là một dấu hiệu chuyển dạ cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho sự chào đời của bé cưng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đây cũng có thể là một cơn gò sinh lý Braxton hicks. Gò sinh lý có thể mạnh hơn cảm giác bị chuột rút và thường kéo dài hơn, nhưng lại không gây hại hay bất kỳ cảm giác đau đớn gì.

 Chuyển dạ thật giả, nhận biết ra sao?

Không xảy ra với tất cả nhưng rất nhiều mẹ bầu gặp phải những cơn gò sinh lý trong thai kỳ của mình. Vì vậy, để tránh những lo lắng không đáng có, bầu tham khảo thêm những đặc điểm nhận dạng sau đây.

Cơn gò chuyển dạ Cơn gò sinh lý

– Tần suất cao, xuất hiện nhiều lần và liên tục

– Cường độ mạnh hơn, thậm chí có thể gây đau đớn cho mẹ

– Tăng dần tần suất và cường độ

– Có nhịp điệu riêng

– Không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày

– Sẽ dùng lại nếu tư thế thay đổi

– Không kéo dài, thường sẽ ít hơn 1 phút

– Không thể dự đoán và không có nhịp điệu

– Không tăng cường độ

Trong những tháng cuối thai kỳ, nếu nhận thấy những cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất liên tục, nhịp nhàng cứ mỗi 10-20 phút, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Làm gì khi những cơn gò sinh lý gây đau?

Thai nhi càng lớn, các cơn gò sẽ càng gây nhiều cảm giác, thậm chí có thể khiến bạn bị đau. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ dễ bị nhầm lần với dấu hiệu chuyển dạ thật. Thông thường, với những cơn gò sinh lý, mẹ sẽ cảm thấy đỡ đau hơn theo thời gian.

Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế. Tắm bồn cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.

Làm gì nếu mẹ không xác định được cơn gò đang diễn ra là cơn gò chuyển dạ hay cơn gò gò sinh lý?

Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu mẹ thấy mình có dấu hiệu chuyển dạ thực sự. Cho dù mẹ không chắc chắn cũng hãy nghĩ tới tình huống xấu nhất và nhấc điện thoại lên. Chỉ bằng cách nói chuyện qua điện thoại, bác sĩ cũng có thể phân tích giọng nói của mẹ để biết mẹ chuyển dạ thật sự hay chỉ là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks bởi trong cơn chuyển dạ thật sự, mẹ khó có thể nói chuyện bình tĩnh được.

Đừng ngại làm phiền bác sĩ quá nhiều, dù là nửa đêm. Các bác sĩ luôn sẵn sàng mọi lúc và có sẵn câu trả lời cho các câu hỏi của mẹ, giúp mẹ giảm bớt lo lắng. Mẹ đừng ngại khi hỏi quá nhiều, an toàn của mẹ và bé luôn luôn cần được đặt lên hàng đầu.

Có nên uống thuốc khi xuất hiện các cơn gò này hay không? Đó là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu và câu trả lời dành cho mẹ là không cần uống bất cứ loại thuốc nào mà chỉ cần điều hòa cơ thể thật tốt là được. Cuối cùng, nếu các cơn gò xuất hiện cùng với các cơn đau dữ dội hay ra máu vùng kín. Mẹ nên nhập viện để được kiểm tra

14:13:20 - 14/12/2016
X